OPPO sẽ ra mắt smartphone có camera bên dưới màn hình ngay trong năm nay?

Nếu đúng vậy thì OPPO có thể sẽ là nhà sản xuất tiên phong công nghệ màn hình và camera trên thị trường smartphone khốc liệt.
Trong khi nhiều nhà sản xuất vẫn còn đang “mắc kẹt dưới cái bóng” do Apple tạo ra với các kiểu thiết kế màn hình “giọt nước”, “tai thỏ” hay thậm chí cả camera “thò thụt”, thì OPPO đã có ý tưởng mới về vị trí đặt camera selfie, sẽ không có notch, không pop up cũng không “nốt ruồi” gì cả.
Cụ thể, chuyên gia rò rỉ Ben Geskin mới đây đã đăng tải trên mạng xã hội Twitter, thông báo rằng OPPO đang và sẽ chuẩn bị ra mắt một chiếc smartphone với cách tiếp cận hoàn toàn mới, đó là việc trang bị camera selfie ngay bên dưới màn hình của máy. Đúng vậy, ngay bên dưới màn hình chứ không phải là khoét 1 lỗ nhỏ rồi đặt camera vào như những gì Samsung đã và đang làm với bộ ba Galaxy S10.
Ben Geskin cũng chia sẻ một hình ảnh mô tả cho ý kiến của anh. Hình ảnh cho thấy (có vẻ như là) một chiếc OPPO Find X với viền bezel cực mỏng và không thấy vị trí camera selfie. Điều này tiết lộ OPPO có thể đã tìm ra cách đưa camera selfie vào ngay trong màn hình và có thể ẩn đi được?
Samsung và nhiều nhà sản xuất smartphone khác cũng đang đầu tư khá nhiều tiền và chất xám để có thể tìm ra cách ẩn camera selfie theo cách của riêng họ. Phó chủ tịch bộ phận R&D của Samsung cho biết: “Công nghệ có thể sẽ phát triển tới mức chúng ta có thể ẩn đi hoàn toàn camera selfie của máy mà vẫn giữ được những chức năng của camera này.”
Ngoài ra, một số bằng sáng chế mới có liên quan tới việc đặt camera selfie trong màn hình cũng đã được đệ trình lên các cơ quản sở hữu trí tuệ. Trong tương lai gần, có thể chúng ta sẽ được chứng kiến một thiết bị như vậy thì sao? Tới lúc đó, kỷ nguyên smartphone sẽ bước lên một tầm cao mới mà chúng ta chưa từng nghĩ tới.

Hiện tại, để giúp quý khách hàng nắm được thông tin về những khuyến mãi khủng, CellphoneS chính thức thành lập group Facebook với tên gọi “CellphoneS Group”, tại đây các thông tin khuyến mãi sẽ luôn được ban quản trị cập nhật liên tục.

[ĐÒN KNOCK OUT CHÍ TỬ HUAWEI]


Như vậy là Anh Quốc – đồng minh chiến lược của Hoa Kỳ đã hưởng ứng lời hiệu triệu của Tổng thống Trump.

ARM - công ty sản xuất chip hàng đầu thế giới - đã chính thức cấm Huawei sử dụng kiến trúc ARM trong bất kì sản phẩm nào của mình, đồng thời ARM đã yêu cầu các nhân viên tạm dừng tất cả các hợp đồng đang hoạt động, các điều khoản hỗ trợ và bất kỳ cam kết nào trong khi chờ xử lý với Huawei và các công ty con có trong danh sách đen của chính phủ Mỹ.

Thông tin thêm: kiến trúc ARM chính là cấu trúc cốt lõi nhất của những con chip trên điện thoại thông minh ngày nay. Ngay cả hệ chip Kirin – niềm tự hào tột bậc cũng như công nghệ tiên tiến nhất của Huawei cũng dựa trên kiến trúc ARM. Tất cả các hệ máy hiện đại nhất của Huawei như P30 Pro, Mate 20 Pro và Honor 20 Pro đều sử dụng chip dựa trên thiết kế ARM.

Sau lệnh cấm này, nếu không có gì thay đổi, Huawei phải từ bỏ niềm tự hào của mình – hệ chip Kirin – cũng tư phải tự thiết kế 1 con chip hoàn toàn mới từ con số 0 – điều còn khó hơn lên trời với trình độ ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc.

----------

Lời bình: Huawei có thể cắn răn mà thay thế phần mềm của google bằng phần mềm của mình và chịu thiệt hại đáng kể, nhưng bị đánh tới cả phần cứng kiểu này thì coi như xong.

Đây không phải là chiến tranh thương mại, đây là một cuộc hãm hiếp tập thể. 😢

Nguồn: Tuấn Nguyễn.
Hệ điều hành HongMeng - 'kế hoạch B' của Huawei sau lệnh cấm

Hệ điều hành HongMeng - 'kế hoạch B' của Huawei sau lệnh cấm

Giống như Samsung, Microsoft, Huawei cũng phát triển một nền tảng riêng cho các thiết bị di động. 
Hệ điều hành cho nền tảng di động của Huawei có tên HongMeng OS. Ảnh: News.cn
Hệ điều hành cho nền tảng di động của Huawei có tên HongMeng OS. Ảnh: News.cn
Sau khi bị chính quyền ông Trump đưa vào danh sách đen thương mại, ngày 20/5, Huawei lập tức bị Google rút giấy phép sử dụng hệ điều hành Android. Để sẵn sàng cho "cuộc sống không Android", Huawei được cho là đã phát triển một hệ điều hành của riêng mình dành cho các thiết bị di động, có tên HongMeng OS, theo Global Times. Đây cũng chính là "kế hoạch B" mà ông Richard Yu - người đứng đầu tập đoàn Huawei từng đề cập trong một cuộc phỏng vấn với Die Welt - một trang tin tiếng Đức đầu tháng 3/2019. 
HongMeng OS đã được phát triển trong 7 năm, kể từ năm 2012, theo HuaweiCentral. Tuy nhiên, xây dựng một hệ điều hành riêng trong bối cảnh iOS và Android đã quá phổ biến là bài toán không dễ có lời giải.
Điều này được chính Wang Chenglu, Chủ tịch mảng kỹ thuật phần mềm của Huawei nói với truyền thông Trung Quốc vào tháng 9/2018. "Tự xây dựng một hệ điều hành mới không khó nhưng vấn đề nằm ở hệ sinh thái và hỗ trợ ứng dụng cũng như các lập trình viên", Chenglu lý giải. 
Theo Bussiness Insider, các nền tảng di động cần một hệ sính thái mạnh, đặc biệt là khi nói đến các ứng dụng. Việc thiếu ứng dụng gần như chắc chắn dự báo về cái chết của bất kỳ một hệ điều hành mới nào. Đây luôn là vấn đề lớn nhất khiến cho nhiều "hoài bão" bị sụp độ như Bada của Samsung hay Windows Phone của Microsoft. 
Những thiết bị sắp ra mắt như Huawei Mate 30 Pro chưa biết sẽ chạy hệ điều hành như nào. Ảnh: LetsgoDigital
Những thiết bị sắp ra mắt như Huawei Mate 30 Pro chưa biết sẽ chạy hệ điều hành nào. Ảnh: LetsgoDigital
Với Microsoft, thất bại của Windows Phone là một chuỗi vòng quanh không lối thoát. Hệ điều hành này có thị phần thấp khiến các nhà phát triển ứng dụng không có hứng thú dành thời gian và công sức để phát triển. Và cũng chính vì có số lượng phần mềm quá ít ỏi, Windows Phone không thu hút được người dùng. 
Samsung cùng từng thử sức mình vào năm 2015 khi cung cấp smartphone chạy hệ điều hành mới mang tên Tizen. Nhưng nó cũng gặp vấn đề tương tự và không gây được thiện cảm với giới công nghệ. "Chúng tôi không ấn tượng. Cảm giác giống như một bản sao rỗng của Android khi không có bất kỳ ứng dụng nào", chuyên gia của trang ArsTechnica bình luận. Đây có thể cũng chính là những phản ứng mà Huawei gặp phải khi xây dựng hệ điều hành HongMeng OS. 
Với người dùng Trung Quốc, lệnh cấm của Google không có các tác động đáng kể. Họ đã quen với việc sử dụng hệ điều hành Android mà không có Google Play cũng như hàng loạt dịch vụ khác của Google. Đơn giản bởi tất cả chúng đã bị cấm từ lâu tại Trung Quốc. 
Tuy nhiên, với các thị trường còn lại trên thế giới, Huawei sẽ cần phép màu để bán được điện thoại Android mà không có những dịch vụ như vậy của Google. Thị trường châu Âu - "con gà đẻ trứng vàng" của Huawei chắc chắn sẽ không chấp nhận những sản phẩm chỉ có phần "xác" của Android. Khó khăn sẽ chất chồng hơn khi muốn phổ biến một hệ điều hành rất mới như HongMeng OS. 
Các chuyên gia cho rằng nếu Huawei thật sự muốn phát triển một hệ điều hành riêng, hãng phải sớm đưa ra thị trường và cần thêm nhiều năm để thuyết phục người dùng. Nhưng với thời gian vỏn vẹn vài tháng như lệnh cấm Google, Huawei chắc chắn phải sử dụng giải pháp tình thế hoặc chờ đợi vào những quyết định nới lỏng của chính quyền ông Trump.